Theo Luật đầu tư 2005 và các văn bản đầu tư có liên quan hiện nay thì chủ thể của quan hệ đầu tư ra nước ngoài đã mở rộng cho tất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt nhà đầu tư là doanh nghiệp hay nhà đầu tư không là doanh nghiệp, không phân biệt nhà đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư trong nước hay nhà đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư nước ngoài.
Tất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam đều có quyền đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư 2005 nhà đầu tư:
Là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài theo bao gồm:
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực;
- Hộ kinh doanh, cá nhân;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, còn được cụ thể hóa ở;
Điều 2 Nghị định 78/2006 /NĐ-CP nhà đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp;
– Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;
– Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp;
– Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
– Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
– Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam.