Những điều cần biết về vấn đề bảo hộ thương hiệu – Luật Oceanlaw

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không chỉ là riêng của mỗi doanh nghiệp, mà còn là vấn đề vè kinh tế, vấn đề hình ảnh của cả 1 quốc gia. Các doanh nghiệp cần chú trọng và đầu tư hơn nữa cho việc vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình. Chính vì thế, để giúp quý khách hàng hiểu hơn về vấn đề bảo hộ thương hiệu, Oceanlaw sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích những điều cần biết về vấn đề bảo hộ thương hiệu trong bài viết dưới đây.

Điều kiện đăng ký bảo hộ thương hiệu

Muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu trước hết bạn phải là 1 chủ thể kinh doanh hợp pháp. Tiếp đến, bạn phải có nhãn hiệu đáp ứng được hai điều kiện sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hay sự kết hợp những yếu tố đó, được thể hiện bằng 1 hay nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với các loại hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Đối tượng có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hay dịch vụ mà mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường tuy nhiên do người khác sản xuất nếu người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký này.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu tập thể để những thành viên của mình sử dụng căn cứ theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký bảo hộ là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
  • Tổ chúc có chúc năng kiểm soát, chứng nhận về chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan tới loại hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu

Quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú ở Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hay thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không thường trú ở Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Để được tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu, quý khách hàng vui lòng gọi tới Hotline của Oceanlaw để được giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất.

© 2016 Giấy phép đầu tư. Thiết kế Website bởi VietMoz.
0903 481 181