Được xem là mạch sống của mỗi doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm của bạn luôn bị đe dọa bởi các đối thủ cạnh trang trên thị trường. Để phòng tránh những hành vi xâm hại tới thương hiệu sản phẩm, các chủ doanh nghiệp cần làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm để được pháp luật bảo hộ.
1. Hồ sơ đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm độc quyền:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy đăng ký nhãn hiệu gồm có 2 bản;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ chính là nhãn hiệu tập thể, 1 bản;
- Mẫu nhãn hiệu, gồm 5 mẫu;
- Tài liệu xác nhận về quyền nộp đơn hợp pháp, trường hợp những người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác 1 bản;
- Giấy uỷ quyền, nếu cần;
- Bản sao đơn đầu tiên, Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, trường hợp trong đơn có một số yêu cầu hưởng quyền ưu tiên căn cứ theo Điều ước quốc tế, gồm 1 bản;
- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, hoặc các huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng những thông tin đó, có 1 bản;
- Giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền, trường hợp trên nhãn hiệu có sử dụng những biểu tượng, tên riêng, gồm có 1 bản;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn, gồm 1 bản.
>>> Bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ viễn thông
2. Quá trình kiểm tra đơn đăng ký thương hiệuđộc quyền:
- Kiểm tra mặt hình thức: Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần được xét nghiệm về mặt hình thức nhằm xác định đơn có đáp ứng yêu cầu của đơn hợp lệ hoặc không.
- Công bố đơn: đơn nhãn hiệu đã được công nhận là đơn hợp lệ hoặc không đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố tại Công báo Sở hữu công nghiệp.
- Kiểm tra nội dung: Việc kiểm tra nội dung được tiến hành khi đơn đã được kiểm tra là đơn hợp lệ. Mục đích của việc kiểm tra nội dung đơn là để xác định đối tượng trong đơn có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định không.
- Cấp Giấy đăng ký nhãn hiệu và Đăng bạ: Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung, nếu đối tượng trong đơn đáp ứng những tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo tới cho Người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu việc nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và lệ phí công bố.
Lời kết
Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về “Giấy tờ cần thiết khi đăng ký thương hiệu sản phẩm“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.
Tham khảo thêm: