Thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2005
  • Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về Văn phòng Đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
  • Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2008 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ.
  • Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 của UBND Thành phố Hà Nội Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Công thương Hà Nội.

Thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện

1. Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện về việc đóng cửa văn phòng đại diện.

2. Kèm theo Thông báo là Quyết định của Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (nếu công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên); Quyết định của Hội đồng thành viên (nếu công ty mẹ là công ty TNHH hai thành viên trở lên); Quyết định của Hội đồng quản trị (nếu công ty mẹ là công ty cổ phần); Quyết định của các thành viên hợp danh (nếu công ty mẹ là công ty hợp danh) về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện;

Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện sẽ nhận thông báo, nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và thu lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện.

  1. Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty mẹ là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu công ty mẹ là công ty Hợp danh), Hội đồng quản trị (nếu công ty mẹ là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu công ty mẹ là công ty TNHH 1 thành viên) về việc đóng cửa Văn phòng đại diện của công ty;
  2. Xác nhận không nợ thuế theo Quyết toán đã duyệt đến thời điểm đóng cửa Văn phòng đại diện (Vì trong trường hợp của bạn, trụ sở Văn phòng đại diện ở khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính của công ty mẹ);
  3. Giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố về việc Văn phòng đại diện đã nộp con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu Văn phòng đại diện (trong trường hợp Văn phòng đại diện của bạn chưa khắc con dấu);
  4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ;
  5. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện.

Trình tự thực hiện thủ tục thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện

Bước 1. Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa liên thông về Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ tại bộ phận một cửa liên thông kiểm tra đầu mục hồ sơ và một số nội dung cần thiết trong hồ sơ. Nếu đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ thì lập Giấy biên nhận (gồm 02 bản), một bản giao cho người nộp hồ sơ, một bản được luân chuyển cùng hồ sơ để giải quyết việc Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của Doanh nghiệp

Bước 3.  Kết quả: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo xoá tên Văn phòng đại diện của doanh nghiệp gửi các cơ quan có liên quan và doanh nghiệp.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư)
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư).
  • Cơ quan phối hợp (nếu có ).

Trên đây là tư vấn của Oceanlaw về thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện, khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp đến Oceanlaw qua Hotline 0903 481 181.

© 2016 Giấy phép đầu tư. Thiết kế Website bởi VietMoz.
0904 445 449