Khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu

Khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu

Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và tiến trình của hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, những thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” ngày càng được sử dụng phổ biến không chỉ trong kinh tế, thương mại mà cả trên những phương tiện thông tin đại chúng và đời sống thường ngày. Tuy vậy, hiểu 1 cách đúng đắn các thuật ngữ này vẫn còn là những điều khó khăn đối với không ít người, thậm chí còn là sự nhầm lẫn về khái niệm.

Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ (nhãn hiệu hàng hóa) cùng loại của những cơ sở sản xuất, kinh doanh  khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là một số từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc. Nhãn hiệu là một loại tài sản vô hình của người hoặc các công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu được luật pháp bảo hộ.
Thương hiệu hiểu một cách đơn giản, là cái tên gắn với một sản phẩm hoặc nhà sản xuất. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của các nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu
– Nếu chỉ xét đơn thuần liên quan tới khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, tại đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nhắc đến thương hiệu người ta thường nhắc đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập đối với nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ, chúng ta chỉ nghe nhắc đến “Nâng niu bàn chân Việt” là đã nghĩ ngay đến Biti’s.
– Cũng có thể phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa ở một số khía cạnh cụ thể như sau:
+ Nói đến thương hiệu không những là nhắc đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nhắc đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người sử dụng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn, nhãn hiệu hàng hóa là phần xác.
+ Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian nhiều khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng được hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) nhiều khi là cả cuộc đời của doanh nhân.
+ Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian tuy nhiên nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời hạn nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).
+ Nhãn hiệu hàng hóa được cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận./.
>>> Tư vấn thủ tục đăng ký logo độc quyền tại Việt Nam
>>> Đăng ký thương hiệu ở đâu?

© 2016 Giấy phép đầu tư. Thiết kế Website bởi VietMoz.
0904 445 449