Quy định của pháp luật về xử phạt khi không công bố mỹ phẩm

Theo hiệp định hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm quy định chi tiết các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước trước khi đưa ra thị trường đều cần tiến hành công bố mỹ phẩm. Vì vậy, nếu cơ sở sản xuất kinh doanh nào cố tình không công bố mỹ phẩm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Oceanlaw là một trong số ít đơn vị uy tín chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn mỹ phẩm ở Việt Nam, văn phòng  luật Oceanlaw sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật công bố mỹ phẩm hiện hành nếu doanh nghiệp không làm việc công bố mỹ phẩm.

Theo nghị định số 93/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, việc xử phạt khi không công bố mỹ phẩm được quy định như sau:

hoàn thiện quy định công bố mỹ phẩm

1. Vi phạm các quy định về kinh doanh mỹ phẩm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 10.000.000 đồng hay phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 10.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với cơ sở kinh doanh không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • a) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì;
  • b) Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  • c) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng;
  • d) Kinh doanh mỹ phẩm chưa thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm;
  • đ) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật;
  • e) Kinh doanh mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
  • g) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm các quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • a) Kinh doanh mỹ phẩm có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) lưu tại doanh nghiệp không đáp ứng quy định;
  • b) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
  • c) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì, xuất xứ;
  • d) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hay quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • a) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hay vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật;
  • b) Kinh doanh mỹ phẩm không có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) theo quy định;
  • c) Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;
  • d) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị nước sản xuất công bố cấm lưu thông trên thị trường;
  • đ) Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm vi phạm quy định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, các điểm b, c và d khoản 2, các điểm a, c và d khoản 3 Điều này;
  • b) Thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hay rút số đăng ký lưu hành mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này;
  • c) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều này.

2.Vi phạm các quy định về nhập khẩu mỹ phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì, xuất xứ.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • a) Nhập khẩu mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật;
  • b) Nhập khẩu mỹ phẩm đã bị nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2 Điều này;
  • b) Thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc rút số đăng ký lưu hành mỹ phẩm đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

3.Vi phạm các quy định về sản xuất mỹ phẩm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • a) Sản xuất mỹ phẩm không tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP-ASEAN) hay tương đương được Hội đồng mỹ phẩm ASEAN thừa nhận;
  • b) Sản xuất mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hay vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc sản xuất mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
  • c) Sản xuất mỹ phẩm có công thức không đúng như hồ sơ công bố.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm do thực hiện hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này;
  • b) Thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc rút số đăng ký lưu hành mỹ phẩm đối với các hành vi quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
  • c) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Vi phạm các quy định về công bố mỹ phẩm

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • a) Kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
  • b) Không tiến hành công bố sản phẩm mỹ phẩm mà đã đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường đối với nhà sản xuất mỹ phẩm sản xuất trong nước hoặc nhà nhập khẩu mỹ phẩm sản xuất ở nước ngoài.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
  • b) Thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc rút số đăng ký lưu hành mỹ phẩm đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 22. Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo mỹ phẩm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • a) Quảng cáo mỹ phẩm không đúng với hồ sơ đăng ký quảng cáo đã được cơ quan quản lý phê duyệt hay không phù hợp với các tài liệu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm;
  • b) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm không đúng với hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm đã được cơ quan quản lý phê duyệt;
  • c) Quảng cáo mỹ phẩm với nội dung đã đăng ký hết giá trị hay quảng cáo mỹ phẩm khi đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định;
  • d) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm với nội dung đã đăng ký hết giá trị; tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm khi đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định;
  • đ) Quảng cáo mỹ phẩm đã được Sở Y tế sở tại cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho Sở Y tế địa phương nơi quảng cáo biết;
  • e) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm đã được Sở Y tế sở tại cấp giấy tiếp nhận nhưng khi có thay đổi về thời gian và địa điểm tổ chức chính thức mà không thông báo trước cho Sở Y tế sở tại trước khi tiến hành tổ chức.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • a) Quảng cáo mỹ phẩm khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hay chưa nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm;
  • b) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc chưa nộp hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm;
  • c) Thông tin, quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc, làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 23. Vi phạm các quy định về nhãn mỹ phẩm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • a) Sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm có nhãn không đáp ứng yêu cầu về ghi nhãn mỹ phẩm theo quy định hiện hành;
  • b) Sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm có nhãn nêu tính năng, công dụng của sản phẩm không phù hợp với hồ sơ đã công bố.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • a) Giả mạo nhãn của sản phẩm khác đã được phép lưu hành;
  • b) Nhãn ghi sai lệch nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa;
  • c) Nhãn không ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
  • d) Nhãn ghi tính năng, công dụng sai lệch với bản chất vốn có của sản phẩm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm do thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều này;
  • b) Thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hay rút số đăng ký lưu hành mỹ phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều này;
  • c) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

Với một số thông tin cần thiết nêu trên, công ty  Oceanlaw hi vọng sẽ giúp cho quý khách hàng có thể lựa chọn được phương án thích hợp nhất để làm đầy đủ việc công bố mỹ phẩm theo quy định của luật pháp. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ với văn phòng tư vấn Oceanlaw để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

© 2016 Giấy phép đầu tư. Thiết kế Website bởi VietMoz.
0904 445 449