Theo nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Trong đói mỗi hình thức vi phạm khác nhau phải chịu một trong những hình thức xử phát khác nhau :
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Tiến hành tịch thu tang vật, các phương tiện vi phạm, như hàng hóa giả mạo nhãn hiệu…; Nguyên vật liệu. phương tiện dùng để vận chuyển, sản xuất hàng hóa.
– Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
– Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành;
Ngoài xử phạt hành chính thì bên vi phạm còn phải bồi thường như sau :
– Hàng hóa vi phạm sẽ bị tiêu hủy, phải thay đổi toàn bộ thông tin tên miền hay trả lại tên miền; Tên doanh nghiệp cũng phải thay đổi, và loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp
– Buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;
– Hàng hóa đó sẽ phải đưa ra khỏi Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh mà xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp. Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý khi đã loai bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa
– Buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm gắn trên tang vật, phương tiện vi phạm đó; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang yếu tố vi phạm; văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;
– Phải sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp;
– Buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm bị tẩu tán;
– Phải cải chính công khai đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp;
– Phải nộp lại số lợi do vi phạm mà có.
Trên đây là tư vấn của luật sư chúng tôi, Nếu bạn có thắc mắc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn Tốt nhất. Mọi thông tin liên hệ khách hàng có thể liên hệ trực tiếp hoặc chát trực tuyến với chúng tôi.
>>> Bạn có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện liên hệ ngay với chúng tôi, bạn sẽ nhận ngay dịch vụ tốt nhất.