Qúy công tý đang có dự định điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư để bổ sung ngành nghề xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thuộc mã HS 1006, 1214, 1213, 1209, 2301, 2302, 2303, 2304, 2305, 2306, 2307, 2308, 2309, 2835, 3103. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn sơ bộ và đề xuất dịch vụ như sau:
Tư vấn thay đổi, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư:
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, để được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam áp dụng với Công Ty như tuân thủ tiến độ góp vốn đã cam kết, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, Công Ty cần đảm bảo đã tuân thủ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
- Xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, không được Nhà nước Việt Nam khuyến khích cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là phân phối.
Do đó, thủ tục xin cấp phép đầu tư sẽ tương đối khó khăn, phải xin ý kiến thẩm tra chấp thuận đầu tư của Bộ Công thương, Sở Công thương, Sở Tài chính và một số cơ quan chuyên môn khác.
Công Ty phải chứng minh được Chủ sở hữu của Công Ty có đủ năng lực tài chính, có kinh nghiệm để thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa tại Việt Nam như nguồn hàng, khách hàng tiềm năng, kinh nghiệm trong việc tổ chức xuất, nhập khẩu và phân phối hàng hóa theo quy định của Nghị định số 23/2007/NĐ-CP.
Theo quy định của Nghị định số 23/2007/NĐ-CP:
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa (hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối) tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện:
- (i) Là nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
- (ii) Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
- (iii) Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
- (iv) Phạm vi hoạt động phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
- (v) Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư sau khi được sự chấp thuận của Bộ Công thương.
Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên của WTO. Theo biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cho phép nhà đầu tư Trung Quốc hiện diện thương mại tại Việt Nam để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa dưới hình thức thành lập doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối chiếu hàng hóa mà Công Ty muốn xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam:
Thông tư 34/2013/TT-BCT:
- Đối với quyền xuất khẩu: các loại hàng hóa thuộc mã HS 1006, 1214, 1213, 1209, 2301, 2302, 2303, 2304, 2305, 2306, 2307, 2308, 2309, 2835, 3103 không thuộc danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền xuất khẩu đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, Công Ty có thể đăng ký thực hiện quyền xuất khẩu đối với toàn bộ các hàng hóa có mã HS này.
- Đối với quyền nhập khẩu: Công Ty có thể đăng ký thực hiện quyền nhập khẩu đối với các hàng hóa có mã HS 1006, 1214, 1213, 1209, 2301, 2302, 2303, 2304, 2306, 2307, 2308, 2309, 2835, 3103. Riêng hàng hóa có mã HS 2305 (khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu đậu tương (dùng cho thức ăn gia súc) các văn bản pháp luật hiện hành chỉ quy định trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phục vụ cho chính hoạt động sản xuất của mình.
Hơn nữa, theo quy định của Nghị định 59/2006/NĐ-CP phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường là hàng hóa cấm kinh doanh. Do đó, trên thực tế cơ quan cấp phép đầu tư thường từ chối cấp phép đầu tư đối với hoạt động nhập khẩu và phân phối phế liệu các loại cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Đối với quyền phân phối: Công Ty có thể đăng ký thực hiện quyền nhập khẩu đối với các hàng hóa có mã HS 1214, 1213, 1209, 2301, 2302, 2303, 2304, 2306, 2307, 2308, 2309, 2835, 3103. Còn lúa gạo (HS 1006) là hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền phân phối áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, về mặt nguyên tắc cơ quan cấp phép đầu tư có quyền từ chối cấp phép thực hiện quyền phân phối lúa gạo cho Công Ty. Công Ty chỉ có thể thực hiện quyền phân phối bán buôn (không được bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng) một cách gián tiếp thông qua hình thức đăng ký quyền nhập khẩu lúa gạo để bán cho các thương nhân có quyền phân phối hoặc có quyền xuất khẩu lúa gạo.
Trên đây là sự tư vấn của Oceanlaw về tư vấn thay đổi giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, khách hàng có nhu cầu liên hệ theo hotline 0904 445 449 hoặc Email luatsu@oceanlaw.vn