Thủ tục làm công bố thực phẩm chức năng

Sản phẩm thực phẩm chức năng trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường đều phải làm thủ tục công bố theo quy định của pháp luật. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng cần những gì và thực hiện như thế nào? Tất cả sẽ được Oceanlaw giải đáp qua bài viết dưới đây. Cùng theo dõi để biết thêm các thông tin chi tiết nhé.

1. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng là gì?

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng là thủ tục mà cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng phải thực hiện để sản phẩm có thể lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Thực phẩm chức năng là một trong các sản phẩm phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nên thủ tục công bố thực phẩm chức năng bản chất là thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm.

2. Khi nào phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng?

Thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, trước khi được phép lưu hành ra thị trường thì cần làm thủ tục công bố thực phẩm chức năng

3. Mức xử phạt khi không thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.

4. Trình tự thủ tục công bố thực phẩm chức năng

Quy trình thực hiện

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Trong thời hạn 21 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).

Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Thẩm quyền: Cục An toàn thực phẩm  (Bộ Y tế)

Thời gian: 20-27 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ

Tạm kết

Trên đây là quy trình làm thủ tục công bố thực phẩm chức năng. Nếu quý doanh nghiệp cần thêm thông tin hay tư vấn bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Website: https://congbothucphamnhanh.com/ 

Hotline: (024) 3795 7779/ 0904 445 449

© 2021 Giấy phép đầu tư. Thiết kế Website bởi VietMoz.
0904 445 449