Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam của Oceanlaw
Nhãn hiệu được xem là nổi tiếng khi nó được sử dụng liên tục cho hàng hóa, dịch vụ có uy tín và do đó được biết đến một cách rộng rãi. Theo Công ước Paris về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (mà Việt Nam là 1 thành viên), nhãn hiệu nổi tiếng nghiễm nhiên được hưởng các chế độ bảo hộ đặc biệt tại tất cả những nước thành viên mà không cần qua bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Tại Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và công công nhận trên cơ sở những chứng cứ pháp lý và thực tế sử dụng của nhãn đó đủ tiêu chuẩn để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa gắn vào sản phẩm và hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là 1 thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với các nhãn hiệu của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bởi vì nhãn hiệu hàng hóa được coi là một thứ tài sản trí tuệ của cá nhân và doanh nghiệp.
Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm những giấy tờ sau:
1. Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
2. Hình vẽ, ảnh chụp.
3. Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu.
Yêu cầu:
– Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của những người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở cục sở hữu công nghiệp hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
– Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.
– Không trùng hay tương tự với nhãn hiệu hàng hóa được coi là nổi tiếng.
Để tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, cá nhân/doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một số tài liệu gì cho luật sư:
Để có thể tiến hành tư vấn cụ thể cũng như tiến hành nộp đơn tại Việt Nam, doanh nghiệp cần gửi cho Oceanlaw các thông tin như sau:
– Danh mục sản phẩm/dịch vụ dự định đăng ký’;
– Tên và địa chỉ người nộp đơn (chính xác như trong Giấy đăng ký Kinh doanh nếu người nộp đơn là pháp nhân);
– Mẫu nhãn (file mềm – đính kèm qua email);
– Giấy ủy quyền theo mẫu đính kèm. (ký, đóng dấu Công ty – trong trường hợp người nộp đơn là pháp nhân/ ký – trong trường hợp những người nộp đơn là cá nhân)
>>> Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam