Những doanh nghiệp tại Việt Nam khi đưa sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về thực hiện kinh doanh đều phải thực hiện công bố thực phẩm. Vậy việc công bố thực phẩm nhập khẩu có khác gì so với công bố thực phẩm trong nước? Câu trả lời sẽ được Oceanlaw giải đáp qua phần dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý
Để xây dựng hồ sơ tự công bố thực phẩm cho thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm sản xuất trong nước đều căn cứ vào :
- Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP – quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
2. Hồ sơ tự công bố thực phẩm nhập khẩu
Hồ sơ xây dựng chung cho công bố thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng) bao gồm:
- Bản tự công bố thực phẩm MẪU SỐ 1 NGHỊ ĐỊNH 152018 NĐ – CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có thời hạn trên 12 tháng cấp tại phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 do Bộ Y tế chỉ định.
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm.
- Mẫu sản phẩm. Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm.
- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Đối với thực phẩm nhập
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố thực phẩm
- Sở Y Tế địa phương (Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm)
Trước đây việc công bố được thực hiện qua hồ sơ giấy, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục ATTP. Từ ngày 17/12/2014, nhà nhập khẩu thực hiện đăng ký và làm thủ tục qua mạng internet tại trang web: http://congbosanpham.vfa.gov.vn.
- Công bố sản phẩm: 03 Ngày làm việc
- Kiểm nghiệm sản phẩm : 07 – 10 Ngày làm việc
Tạm kết
Nếu doanh nghiệp đang gặp trở ngại trong việc Tự công bố thực phẩm nhập khẩu hay thực phẩm sản xuất trong nước, thì xin đừng ngần ngại hãy nhấc máy và gọi ngay tới hotline của Oceanlaw để được tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin tốt nhất.
Hotline: (024) 3795 7779/ 0904 445 449
Tham khảo thêm các thông tin liên quan khác từ website: https://congbothucphamnhanh.com.