Câu hỏi thường gặp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Câu hỏi thường gặp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ các quy định nhận dạng nhãn hiệu theo quy định của luật pháp về sở hữu trí tuệ nhằm thiết kế nhãn hiệu cho hợp quy cách và không được vi phạm pháp luật, đồng thời để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được tiến hành 1 cách thuận lợi. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có được những kiến thức cơ bản nhất.

Loại nhãn hiệu nào được bảo hộ tại Việt Nam ?

– Tại Việt Nam có 03 loại nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ  : Bảo hộ nhãn hiệu tập thể ; bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết;
– Bảo hộ nhãn hiệu tập thể : Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu đó với một số loại hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhận không phải là của các tổ chức đó;
– Nhãn hiệu liên kết : Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết phải có 2 sản phẩm trở lên, chỉ có 01 người đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, có liên quan với nhau;
– Nhãn hiệu chứng nhận : Chủ nhân của nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đói với hàng hóa, dịch vụ tổ chức và cá nhân.

Việt nam có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không đăng ký hay không?

– Đối với những nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam chỉ được chấp nhận khi đăng ký trên Cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc qua hệ thông Madrid hoặc đăng ký theo hiệp ước Madrid;
– Nhãn hiệu nổi tiếng được phát sinh trên cơ sở quyết định ghi nhận loại nhãn hiệu nổi tiếng do Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp;

Tại sao nhãn hiệu hàng hóa không được bảo hộ ?

– Nhãn hiệu hàng hóa bị trùng hoặc nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác;
– Nhãn hiệu hàng hóa sử dụng quốc kỳ, quốc huy của nhà nước;
– Nhãn hiệu hàng hóa có dấu hiệu tương tự với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên của cơ quan nhà nước…mà không được các cơ quan nhà nước đó cấp phép;
– Nhãn hiệu hàng hóa có dấu hiệu trùng với tên, biệt hiệu, bút doanh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân Việt Nam và của nước ngoài;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự , gây ra những nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của các tổ chức quốc tế …;
– Nhãn hiệu có dấu hiệu làm sai lệch, những nhầm lẫn, lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ;

Khi đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì nhãn hiệu có sửa đổi được không ?

– Sau khi nhãn hiệu hàng hóa và danh mục hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký thi không thể sửa đổi, ngoại trừ những trường hợp sửa đổi giới hạn danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký mà không sử dụng có bị hủy bỏ không ?

– Đăng ký nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận mà nhãn hiệu đó không được sử dụng trong vòng 05 năm thì nhãn hiệu đó sẽ bị đình chỉ, mà không có những lý do chính đáng;
– Đối với những trường hợp này, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ tính từ ngày đầu tiên sau thời hạn 5 năm nói trên.

Mọi người có quyền phải đối đơn đăng ký nhãn hiệu không ?

Cá nhân, Tổ Chức đều có quyền phản đối lại đơn đăng ký nhãn hiệu trong giai đoạn công bố xét nghiệp nội dung khi thấy có dấu hiệu trùng lặp, nhầm lẫn với những nhãn hiệu mình đã đăng ký;
Trên đây là những thông tin mà quý khách hàng cần tham khảo, nếu còn bất cứ khó khăn nào quý khách nên gọi tới Hotline của Oceanlaw để được tư vấn.
>>> Sự khác nhau giữa logo và nhãn hiệu
>>> Thời hạn phản hồi đơn và lý do đơn bị từ chối

© 2016 Giấy phép đầu tư. Thiết kế Website bởi VietMoz.
0904 445 449