Hoàn thiện thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm như thế nào?

Để tăng cường, hợp tác giữa một số quốc gia về đảm bảo an toàn, chất lượng trong công việc quản lý mỹ phẩm. Trong hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 35. Việt Nam đã kí kết hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong công tác quản lý mỹ phẩm. Nhằm tuân thủ những nguyên tắc của hiệp định , ngày 25/1/2011 Bộ Y Tế đã ban hành thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm.

Kể từ khi thông tư có hiệu lực, trong thời gian qua đã gặp khá nhiều vướng mắc và khó khăn nhất định. Cho nên, Ngày 16/4, tại Hà Nội, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo Xin ý kiến góp ý dự thảo thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm.

Nhằm giúp hoàn thiện thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm ,Sở Y tế các tỉnh, thành phố và những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Trong hội thảo, ban soạn thảo thông tư đã tiếp thu một số ý kiến và đưa ra các định hướng mới để hoàn thiện thông tư.

Những nội dung được ban soạn thảo thông tư tiếp thu sửa đổi như sau:

  1. Bổ sung thuật ngữ về tác dụng bất lợi của mỹ phẩm và tác dụng bất lợi nghiêm trọng, bổ sung thêm cụm từ “kinh doanh mỹ phẩm” (Điều 2 – Giải thích thuật ngữ);
  2. Yêu cầu ghi rõ địa chỉ nhà sản xuất đối với trường hợp địa chỉ trụ sở chính, văn phòng khác với địa chỉ nơi sản xuất (Điều 9, khoản 1, mục a);
  3. Thêm cách ghi ngày sản xuất phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Đối với trường hợp ngày sản xuất trên nhãn gốc khác với thứ tự nêu trên thì cần phải có hướng dẫn cụ thể giúp bạn có thể nhận biết đúng (Điều 22, khoản 1, mục h);
  4. Đối với trường hợp kiểm tra, thanh tra đột suất, cơ quan có thẩm quyền có quyền kiểm tra, thanh tra không cần báo trước (Điều 49, khoản 2);
  5. Sở Y tế ra quyết định thu hồi mỹ phẩm vi phạm trong trường hợp mỹ phẩm vi phạm được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và báo cáo về Cục Quản lý dược (Điều 52, khoản 3)…

Trong bản dự thảo thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm, cũng chỉ ra các sản phẩm không được phân loại là mỹ phẩm như sau: Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch oxy già, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, sản phẩm kích thích mọc tóc/lông mi, sản phẩm giảm cân, sản phẩm xóa sẹo…

Hãy gọi cho Oceanlaw để được tư vấn:

© 2016 Giấy phép đầu tư. Thiết kế Website bởi VietMoz.
0904 445 449