Tự công bố sản phẩm thực phẩm

Các cơ sở sản xuất kinh doanh có quyền tự công bố sản phẩm thực phẩm của mình. Nhằm chứng minh sản phẩm đảm bảo an toàn và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nhà nước có quy định cụ thể về thủ tục hành chính đối với việc tự công bố sản phẩm thực phẩm của các cơ quan sản xuất, kinh doanh. Để quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về trình tự và thủ tục tự công bố, Oceanlaw sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp những thắc mắc sau bài viết đây.

1. Tự công bố sản phẩm thực phẩm là gì?

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Các sản phẩm thực phẩm sau đây bắt buộc công bố sản phẩm thực phẩm thường, thực phẩm chức năng trước khi lưu thông trên thị trường:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

2. Tại sao phải công bố sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm hay thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó tất cả các sản phẩm hay thực phẩm sản xuất nội địa hay nhập khẩu đều phải tiến hành tự công bố sản phẩm theo luật định.

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng việc thi hành một số điều của Luật ATTP: Quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy) cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường.

Tự công bố sản phẩm áp dụng cho: Thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật QCVN hoặc TCVN.

3. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm

a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);

c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Tạm kết

Trên đây là những tư vấn của Oceanlaw về công bố thực phẩm thường. Quý  doanh nghiệp quan tâm có thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty luật Oceanlaw để được tư vấn chi tiết và cung cấp dịch vụ trọn gói.

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0903 481 181

© 2022 Giấy phép đầu tư. Thiết kế Website bởi VietMoz.
0904 445 449