Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư

LĨNH VỰC CẤM ĐẦU TƯ: điều 30 luật đầu tư 2005
LĨNH VỰC KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN: điều 29 luật đầu tư 2005

1.  Thuốc lá ( sau khi gia nhập WTO, từ lĩnh vực bị cấm chuyển thành lĩnh vực kinh doanh có điều kiện )
Điều kiện: khoản 3 điều 23 nghị định 119/ 2007
– Liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất
– Nhà nước chiếm tỉ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp
– Đáp ứng điều kiện điều 13 (Đã sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP, máy móc thiết bị tiên tiến, đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm ) và có giấy phép theo quy định điều 14 ( Bộ công nghiệp cấp, chỉ được hoạt động, sản xuất kể từ ngày được cấp giấy phép, giấy phép kinh doanh do Bộ thương mại cấp: điều 26 )
– thủ tướng chính phủ cho phép trên sự đề nghị của bộ công nghiệp

2. Lĩnh vực giáo dục: nghị định 73/2012
– Chương trình đào tạo được áp dụng: đã được kiểm định tại nước ngoài, chương trình của cơ sở giáo dục đã  được tổ chức kiểm định, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận
– Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dự án đầu tư thành lập trung tâm dạy nghề lần lượt phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ; 50 triệu đồng/học sinh; 20 triệu đồng/học viên và 60 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất)… Trường hợp các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định nêu trên.

3. Phát thanh- truyền hình
– Đối với dịch vụ sản xuất phim, phát hành phim, chiếu phim: đầu tư nước ngoài dưới hình thức hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với các đối tác ở Việt Nam đã được cấp giấy phép về dịch vụ này ở Việt Nam, vốn góp phía nước ngoài không quá 51% vốn pháp định liên doanh.
– Các nhà văn hoá, các tụ điểm chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, các đội chiếu bóng lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hay liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

4. Khai thác chế biến khoáng sản
– Có đề án thăm dò, dự án khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến: phải có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò, khai thác, chế biến tiên tiến;
– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Tư vấn lập dự án đầu tư

© 2016 Giấy phép đầu tư. Thiết kế Website bởi VietMoz.
0903 481 181