Nhãn hiệu là tài sản vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp, trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hóa còn quyết định đến sự sống còn cho doanh nghiệp của mình. Trong đó nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt với những nhãn hiệu khác giúp người tiêu dùng không bị vây trong ma trận này. Vậy nhãn hiệu như thế nào thì được bảo hộ tại Việt Nam. >>> Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài
Nhãn hiệu như thế nào thì được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam?
- Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ dễ nhận biế không thuộc trường hợp cấm theo quy định;
- Nhãn hiệu có sự khác biệt không trùng, nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ;
- Nhãn hiệu độc quyền không trùng hoặc không tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, nhãn hiệu hàng hóa trong đơn yêu cầu cấp Văn Bằng đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn;
- Không được trùng lăp, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã hết hiệu lực hay bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì nhãn hiệu hàng hoá không được sử dụng theo quy định tại điểm c) khoản 2 Điều 28 Nghị định này;
- Nhãn hiệu của doanh nghiệp không trùng lặp với những nhãn hiệu nổi tiếng;
- Không được tương tự, giống với tên thương mại đang được bảo hộ hoặc chỉ dẫn địa lý;
- Nhãn hiệu hàng hóa không được trùng với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ;
- Nhãn hiệu không được tự ý sử dụng hình ảnh của người khác.
Ai là người có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?
Cá nhân, tổ chức, pháp nhân hoặc hộ kinh doanh hợp pháp đều có quyền yêu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình.
Thời gian đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa là bao lâu?
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được bảo vệ 10 năm, và gia hạn được nhiều lần.
- Để an toàn trong kinh doanh thì nên tiến hành gia hạn trước 6 tháng đến 1 năm.
- Trường hợp gia hạn muộn thì phải đóng theo 10% lệ phí ho mỗi tháng nộp muộn.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại đâu?
- Tổ chức , các nhận nộp đơn tại Văn phòng cục Sở Hữu Trí Tuệ;
- Đối với cá nhân, tổ chức tại việt nam thì có thể nộp đơn trực tiếp tại cục sở hữu trí tuệ. Người nước ngoài cư trú ở Việt nam hoặc không có đại diện hợp pháp hoặc không có cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực thụ tại Việt nam có thể nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan trực tiếp với các văn phòng của Cục.
- Đối với người nước ngoài muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì phải thông qua đại diện Ocealaw.
- Hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thông nộp đơn trực tuyến.
Việt nam có phải là thành viên của Hiệp ước Madrid hay Nghị định thư Madrid hay không?
- Việt nam là thành viên của Hiệp ước Madrid từ năm 1949;
- Việt nam là thành viên của Nghị định thư Madrid từ 11/07/2006.
Khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ra nước ngoài, liên hệ đến văn phòng luật Oceanlaw để được chúng tôi tư vấn, chúng tôi có một đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, sẽ giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho khách hàng.